
- VIOLYMPIC TIẾNG ANH
- TRANG THƠ
- LỚP 1
- GIAO THÔNG THÔNG MINH
- TRĂN TRỞ NGHỀ GIÁO
- GÓC THƯ GIÃN
- GIAO THÔNG THÔNG MINH
- BÁC HỒ KÍNH YÊU
- LỊCH SỬ VIỆT NAM
- TƯ LIỆU GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
- TOÁN TIỂU HỌC
- LUYỆN CHỮ VIẾT
- EM YÊU TIẾNG VIỆT
- NGÂN HÀNG ĐỀ THI
- GIÁO ÁN TIỂU HỌC
- MƯỜI VẠN CÂU HỎI VÌ SAO
- TRÒ CHƠI
- BÀI HÁT CHO BÉ
- RẠP TIVI - PHIM YÊU THÍCH
- VIOLYMPIC TOÁN TIỂU HỌC
- TRANG THƠ
- NHỮNG BÀI VĂN HAY
- TUỔI THƠ MAI CHI - NGỌC VÂN


Lượt truy cập:5960657
Khách đang online:77
Cách đọc độc đáo của Bác
Những ai từng làm việc, từng phục vụ và giúp việc cho Bác Hồ đều thán phục trước sự ham đọc sách báo của Người. Việc đó đã trở thành nhu cầu, nếp quen trong sinh hoạt hàng ngày không thể thiếu được của Bác.
Thời gian Bác còn khỏe, Người đọc báo, bản tin vào ban ngày, các buổi tối sau 9 giờ Người đọc sách. Bác có thói quen khi đọc, ngón tay đưa theo dòng, mắt dõi theo, chỗ nào có vấn đề chú ý thì dừng tay ghi chép hoặc đánh dấu để dễ nhận biết những chỗ cần chú ý, những số liệu và thông tin cần xử lý. Đọc báo, thấy gương người tốt muốn thưởng Huy hiệu, Bác dùng bút bi hoặc bút chì màu đỏ khuyên vào. Chỗ nào cần lưu ý, Bác đánh dấu gạch chéo (/); đánh dấu bằng chữ X và gạch chéo (X/) là chú ý dòng; (!) là lạ; có vấn đề chưa rõ ràng, còn nghi ngờ, Người đánh dấu chấm hỏi (?) và yêu cầu văn phòng xác minh lại. Đoạn nào cần xem kỹ, Bác đánh dấu gạch chéo và chấm phẩy (/;). Đã xem xong, Bác viết chữ V... Các đồng chí phục vụ cứ nhìn vào các ký hiệu đó là hiểu và thực hiện theo ý của Người. Bác cũng hay dùng chữ Hán để đánh dấu. Chữ Hán viết dọc, những chỗ lề nhỏ, viết chữ Hán không đè lên chữ của sách báo, quan trọng hơn là chữ Hán giữ được nội dung mà Bác lưu ý. Có những lúc Bác trích tư liệu vào cuốn sổ nhỏ cũng bằng chữ Hán, những tư liệu này Bác sử dụng để viết báo.
Tuổi Bác ngày một cao, để bảo vệ giữ gìn đôi mắt của Người, Văn phòng Phủ Chủ tịch cử các chú Vũ Kỳ, Cù Văn Chước, Lê Hữu Lập... đọc sách báo cho Bác nghe. Người sau này gắn bó nhiều nhất với Bác là chú Cù Văn Chước (từ 1962 cho đến khi Bác ốm nặng). Chú Chước thường đọc sách, báo và các bản tin của Thông tấn xã và Bộ Ngoại giao, được Bác tín nhiệm cao. Để cho Bác đỡ phải nghe nhiều, chú Chước thường đọc tóm tắt nêu những ý chính những vấn đề quan trọng nhất. Chú đọc rõ ràng, truyền cảm nhất là khi tuổi Bác đã cao, thính giác suy giảm thì ngữ điệu phải thật phù hợp, đòi hỏi người đọc phải nhạy cảm và hiểu ý của Bác.
Thường thì mỗi ngày chú đọc phục vụ Bác vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Ngày chủ nhật đọc vào buổi sáng và tối, và chỉ đọc các báo địa phương gửi biếu Bác. Qua các tin bài báo địa phương phản ánh, Bác phát hiện ra những gương người tốt việc tốt, yêu cầu văn phòng xác minh và tặng Huy hiệu. Khi đọc báo vào buổi tối, chú Chước chọn những vấn đề có nội dung nhẹ nhàng để Bác nghe cho đỡ căng thẳng. Những vấn đề dễ gây xúc động thì đọc vào ban ngày. Bác chú ý nghe đến mức phát hiện được cả chỗ viết sai, sửa cả cách dùng từ và lỗi chính tả. Có những chỗ Bác yêu cầu đọc lại nhiều lần để hiểu cho kỹ. chú Cù Văn Chước cũng là người được Bác giao cho nhiệm vụ cắt những bài báo phản ánh về gương người tốt việc tốt dán thành từng chuyên đề như: Gương về chiến đấu, sản xuất, thiếu nhi học giỏi dũng cảm... Sau này Bác chỉ đạo ông Hà Huy Giáp, Phan Hiền in thành các tập sách “Người tốt việc tốt”.
Sách Bác đọc có nhiều thể loại. Nguồn sách báo gửi tới để Bác sử dụng có từ nhiều nguồn khác nhau: Sách biếu của các tác giả gửi tặng, sách biếu của những cá nhân và tổ chức nước ngoài tặng Bác qua Bộ Ngoại giao hoặc các đoàn của ta đi công tác, Bác đi thăm các nơi được biếu, các nhà xuất bản gửi biếu... Sách báo đọc xong, Bác thường gửi tới các nơi cần sử dụng. Những sách báo cần làm tư liệu, Bác giữ lại, nhưng sử dụng xong lại gửi đi. Vì vậy, Bác không có thư viện riêng. Những cuốn sách, tờ báo khi Người qua đời còn lưu lại tại nhà sàn là những báu vật vô giá.
TIN KHÁC
- Năm ấy Bác Hồ không đi thăm rừng Cúc Phương (23/06/2017)
- Một lần nhớ mãi (23/06/2017)
- Một ngày thu không thể quên (23/06/2017)
- Mùa xuân nhớ Bác (23/06/2017)
- Màu xanh còn mãi (23/06/2017)
- ba bộ quần áo của Bác (23/06/2017)
- LÒNG YÊU NƯỚC, ÁNH SÁNG VÀ TINH THẦN QUỐC TẾ (23/06/2017)
- KỶ NIỆM BÁC TRONG NHÀ LAO PHÚ QUỐC (23/06/2017)
- Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá lớn (23/06/2017)
- Hai lần được gặp Bác (23/06/2017)
- Gương mẫu tôn trọng luật lệ (23/06/2017)
- Giản dị và tiết kiệm (23/06/2017)
- Em Đội viên mắt sáng (23/06/2017)
- ĐƯỜNG VỀ PẮC BÓ (23/06/2017)
- Đôi dép Bác Hồ (23/06/2017)
- ĐI LÀM RUỘNG VỚI NÔNG DÂN (23/06/2017)
- Đạo đức người ăn cơm (23/06/2017)
- Dưới gốc đa Tân Trào (23/06/2017)
- Cụ khách lạ dễ mến (23/06/2017)
- Củng Hồ biết thuốc giỏi lắm (23/06/2017)
- Cuộc sống giản dị của Bác ở Phủ Chủ tịch (23/06/2017)
- Cố gắng giải phóng nhanh để Bác được vào thăm đồng bào miền Nam (23/06/2017)
- Có thể cho người nghèo những thứ ấy (23/06/2017)
- Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (23/06/2017)
- Con người vĩ đại (23/06/2017)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các nhà báo trong thời gian đi thăm nước Pháp năm 1946 (23/06/2017)
- Chú ngã có đau không (23/06/2017)
- CHÚC TẾT BÁC, NGÂM THƠ BÁC (23/06/2017)
- Chú để Bác thuyết minh cho (23/06/2017)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình Raymond Aubrac (21/06/2017)
- CHÂU TỰ DO (21/06/2017)
- Chai mật ong Bác tặng (21/06/2017)
- Câu chuyện về chiếc tàu phá thuỷ lôi mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác (21/06/2017)
- CHIM HỒNG DANG RỘNG CÁNH BAY XA (21/06/2017)
- Câu chuyện về 3 chiếc balô (21/06/2017)
- Cây đào mùa xuân (21/06/2017)
- Câu chuyện về cuốn sổ tiết kiệm của Bác Hồ (21/06/2017)
- Câu lạc bộ Phô Bua nhà văn Léo Poldes và vở kịch Con rồng tre của Nguyễn Ái Quốc (21/06/2017)
- Cách ứng đáp mẫn tiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (21/06/2017)
- Các em sạch và ngoan thật (21/06/2017)
- Bức tranh thêu Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng đại tá Stephen L. Nordlinger tháng 10-1945 (21/06/2017)
- Bài học của thầy mo (21/06/2017)
- Bữa cơm gia đình (19/06/2017)
- Ba lần được gặp Bác Hồ (19/06/2017)
- Bác Hồ với Cụ Huỳnh Thúc Kháng (19/06/2017)
- Bác Hồ với Cụ Phan Bội Châu (19/06/2017)
- Bác Hồ với Cụ Phan Châu Trinh (19/06/2017)
- Bác Hồ thích ăn món gì nhất (19/06/2017)
- Bác cũng phải có giấy mà ! (19/06/2017)
- Bác nhớ các cháu (19/06/2017)
- Bác Hồ với người làm báo (19/06/2017)
- Bác Hồ với chị Lý (19/06/2017)
- "Bác nắm bàn tay THAN BỤI của chúng tôi" (19/06/2017)
- Bác Hồ với việc học tập và sử dụng tiếng nước ngoài (19/06/2017)
- Bác tặng khăn quàng (19/06/2017)
- Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu tiên (18/06/2017)
- Bác Hồ và cái Tết ấn tượng (18/06/2017)
- Bác Hồ đọc sách báo (18/06/2017)
- Bác Hồ với những người làm phim (18/06/2017)
- Bài học dựa vào dân (18/06/2017)
- Bác đi thăm rừng Cúc Phương (18/06/2017)
- Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ (18/06/2017)
- Bác Hồ thưởng huy hiệu của Người cho La Thị Tám, nữ anh hùng tại ngã ba Đồng Lộc (18/06/2017)
- BÁC GỌI (18/06/2017)
- BÁC ĐÃ DẠY TÔI YÊU THƯƠNG CON TRẺ (13/06/2017)
- Chiếc máy điều hòa nhiệt độ trong phòng Bác (13/06/2017)
- Bác không đồng ý với nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức kỉ niệm ngày sinh của Người (13/06/2017)
- Bác Hồ với vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao (13/06/2017)
- Bác Hồ với ba người con đỡ đầu ở Pháp - Đức - Nga (13/06/2017)
- Bác Hồ với việc sử dụng nhân tài (13/06/2017)
- Những lời dạy của Bác Hồ kính yêu đối với Thanh thiếu niên (13/06/2017)
- Chuyện kể về Bác Hồ (05/05/2014)
- Lời dạy của Bác chiến lược giáo dục hiện nay (31/03/2013)
- Bác Hồ thích ăn món gì nhất? (21/03/2013)
- Bác đã dạy tôi yêu thương con trẻ (21/03/2013)
- Ao cá, nhà sàn Bác Hồ (21/03/2013)
- Ba lần gặp Bác (Phần cuối) (20/03/2013)
- Ba lần gặp Bác (20/03/2013)
- Chuyện kể về Bác Hồ (20/03/2013)
